Bộ LĐ-TBXH đặt trọng điểm chuẩn bị nguồn lao động chất lượng cao cho XKLĐ

Trước tình trạng “khát” lao động có chuyên môn cao của các thị trường Đức, Nhật Bản,… Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TBXH) cho biết, hiện cơ hội việc làm cho lao động xuất khẩu đang rất lớn, hứa hẹn mở cửa tương lai cho nhóm đối tượng sinh viên bậc CĐ – ĐH các ngành.
Thị trường mở cửa với nhiều tiềm năng

Dấu ấn nổi bật của ngành LĐ-TBXH trong năm 2016 là XKLĐ với 126.296 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (46.029 lao động nữ; chiếm 36,45%); vượt 26,29% so với kế hoạch năm và bằng 108,89% so với năm 2015 và là con số cao nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực này. Đây cũng là năm thứ ba liên tiếp số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt mức 100.000 lao động/năm. Năm 2017 cũng đang hứa hẹn vượt kế hoạch đề ra bởi cơ hội cho những lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài rất lớn.

Ảnh minh họa – Thực tập sinh Việt Nam làm việc tại Nhật Bản

Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, các thị trường trọng điểm truyền thống tăng trưởng rất tốt, thị trường Nhật Bản trong năm qua cũng đạt nhiều kết quả khả quan. Trước đây, thực tập sinh Việt Nam được Nhật Bản tiếp nhận chủ yếu trong các ngành cơ khí, điện tử, dệt may. Tuy nhiên, hiện nay Nhật Bản tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam trong hầu hết các ngành nghề từ xây dựng, cơ khí, nông nghiệp, chế biến thực phẩm, dệt may, trong đó  nhu cầu với các ngành xây dựng, nông nghiệp, chế biến thực phẩm tăng mạnh. Mặt khác, số lượng lao động đưa đi làm việc có thời hạn ở một số thị trường khác cũng đều tăng.

Bên cạnh những thị trường truyền thống, ngành LĐ-TBXH cũng chú trọng mở cửa nhiều thị trường mới như Thái Lan, Australia… Đáng chú ý, thị trường Đức, Nhật Bản cũng tiếp tục nhận ứng viên điều dưỡng, hộ lý sang làm việc theo các chương trình đã ký kết. Đặc biệt, trong năm 2017, Bộ LĐ-TBXH cũng đang nghiên cứu, hoàn thiện Đề án “Đưa lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2017 – 2020 và định hướng đến năm 2025” để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Nâng cao chất lượng quản lý trong năm 2018

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài cần được đặt lên hàng đầu. Trong đó, các doanh nghiệp phải phối hợp với các đối tác quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động do doanh nghiệp đưa đi. Đối với các thị trường có nhiều lao động Việt Nam làm việc, sẽ có các ban quản lý lao động tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện chức năng quản lý lao động.

Thực tế, không ít người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài thiếu thông tin hoặc không tìm hiểu kỹ thông tin, dẫn đến việc bị các đối tượng cò mồi lừa đảo, “tiền mất tật mang”. Trong khi đó, nguồn lao động của ta phần lớn còn yếu về ngoại ngữ, tay nghề chưa phù hợp yêu cầu của thị trường, chưa quen tác phong làm việc công nghiệp nên còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, khi người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài cần phải có những kỹ năng gì?

Như thị trường Nhật Bản, trước hết người lao động cần tìm hiểu rõ thông tin về  đất nước, văn hóa, con người… Thứ hai phải có được các kiến thức kỹ năng theo khung trình độ mà thị trường Nhật Bản đòi hỏi. Điều này có nghĩa là bên cạnh việc học ngoại ngữ ở nhà trường, phải tìm hiểu thêm kiến thức thực tiễn, phải trau dồi khả năng ngoại ngữ, khả năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm. Ngoài ra, cần phải rèn luyện ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp cùng nhiều kỹ năng mềm khác như: quản lý thời gian, an toàn trong lao động, quản lý chất lượng, tự học – tự lập,… trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

Trong thời gian tới sẽ từng bước nâng cao chất lượng lao động, chuyển hướng dần từ xuất khẩu lao động phổ thông sang xuất khẩu lao động trình độ cao, có chuyên môn. Đặc biệt là phải nâng cao năng lực, kỹ năng, kiến thức, nhận thức và thái độ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Bên cạnh đó không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý lao động trong nước, nước ngoài phù hợp và thống nhất, khuyến khích lao động di chuyển..

Bên cạnh việc mở rộng thị trường, đảm bảo quyền lợi cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, các doanh nghiệp XKLĐ trong nước (cả nước có 277 doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài) đều cần đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo, nâng cao trình độ ngoại ngữ và chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ. Các doanh nghiệp dịch vụ cũng đã coi trọng công tác tuyển chọn, quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Với sự đầu tư bài bản, nhiều doanh nghiệp đã đưa được số lượng lớn lao động đi làm việc ở nước ngoài, từ năm 2010 đến nay trung bình mỗi năm có khoảng 20 doanh nghiệp đưa được trên 1.000 lao động ra nước ngoài làm việc.

Tuy nhiên, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, giành hợp đồng cung ứng lao động giữa các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước dẫn đến giảm quyền lợi, tăng chi phí đóng góp của người lao động chậm được khắc phục. Vẫn tồn tại tình trạng doanh nghiệp được cấp phép hoạt động nhưng không trực tiếp khai thác, tìm kiếm hợp đồng cung ứng lao động, tư vấn, tuyển chọn lao động mà khoán trắng mọi hoạt động từ việc tìm kiếm thị trường, thực hiện hợp đồng cung ứng lao động cho chi nhánh hoặc trung tâm trực thuộc trong khi quản lý không chặt chẽ hoạt động của các chi nhánh, trung tâm này…

Để nâng chất lượng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Bộ LĐ-TBXH đã và đang thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Theo đó, Bộ xây dựng những quy định và điều kiện chặt chẽ hơn nữa để chỉ những doanh nghiệp thực sự đáp ứng đủ và bảo đảm duy trì các điều kiện theo quy định của pháp luật mới được tham gia hoạt động đưa người đi làm việc ở nước ngoài.

Theo đó, ngay từ cuối năm 2016, Thanh tra Bộ LĐ-TBXH đã tiến hành thanh tra 6 doanh nghiệp và lần đầu tiên đề nghị thu hồi Giấy phép XKLĐ của một doanh nghiệp. Đến đầu năm 2017 tiếp tục thanh tra 9 doanh nghiệp và đã đề nghị thu hồi Giấy phép của 6 doanh nghiệp. Theo kế hoạch, trong năm 2017 sẽ thanh tra khoảng 15 doanh nghiệp về XKLĐ, tập trung vào việc tổ chức bộ máy hoạt động của doanh nghiệp, công tác tuyển chọn, bồi dưỡng kiến thức cần thiết và công tác thu phí… Việc làm kiên quyết của Bộ LĐ-TB&XH đã buộc các doanh nghiệp phải tự điều chỉnh, thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đưa lao động người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Lựa chọn An toàn – Chất lượng – Uy tín cho người lao động
Có thâm niên hơn 17 năm trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, Ánh Thái Dương đã từng bước chuyển mình để hướng đến xây dựng – tổ chức đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, có tay nghề đáp ứng nhu cầu tuyển dụng dài lâu của thị trường Nhật Bản. Đặc biệt, với các đơn vị công ty, tập đoàn lớn của Nhật, Ánh Thái Dương (ADC) có sự liên kết bền vững trong công tác phái cử – quản lý và hỗ trợ người lao động trong suốt thời gian làm việc 3 – 5 năm tại Nhật.

Mong muốn góp phần thay đổi nhận thức về công việc và ý thức lao động của thế hệ trẻ, Ánh Thái Dương đang tiên phong trong phương pháp đào tạo quy củ theo mô hình tái hiện không gian – nếp sống – kỷ luật của Nhật Bản. Bên cạnh đó việc trau dồi kiến thức xã hội, tìm hiểu truyền thống văn hóa Nhật được ADC chú trọng quan tâm tổ chức các ngày lễ hội Nhật Bản, tạo không gian giao lưu văn hóa cho giáo viên người Nhật, người Việt và học viên ADC.

Hiện tại đã có hàng nghìn lao động Việt lựa chọn ADC là cầu nối thực hiện ước mơ đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản. Bạn còn chờ đợi gì nữa? Hãy liên hệ trực tiếp với ADC qua Hotline: 028 3592 0016028 3592 0027 để được tư vấn chi tiết và chính xác nhất!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *