Nhật Bản – đất nước láng giềng đang có hơn 54.504 lao động Việt Nam đang sống và làm việc (trong đó có 24.502 lao động nữ), được đánh giá là thị trường lao động phát triển vượt bậc, tiềm năng nhất năm 2017. Điều gì đã kích thích nguồn lao động Việt Nam lựa chọn Nhật Bản để tìm kiếm thu nhập, cải thiện đời sống của mình?
Học viên JVNET học tiếng Nhật để chuẩn bị đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
Theo số liệu thống kê từ Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ LĐTB&XH cho biết: Tính đến hết tháng 12/2017, cả nước đã đưa thành công 134.751 người đi xuất khẩu lao động, đạt 28,3% so với kế hoạch năm và bằng 106,7% so với tổng số lao động đi xuất khẩu trong năm 2016. Con số này đã vượt chi tiêu đặt ra trong năm 2017 là đưa 105.000 người đi làm việc ở nước ngoài. Đây là một bước đệm tốt cho công tác xuất khẩu lao động năm 2018 với nhiều thành công mới.
Năm 2017, Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc) là hai thị trường có số lượng người lao động tham gia lớn nhất tại Việt Nam. Tính đến hết tháng 12/2017, số lượng thực tập sinh được phái cử sang Nhật Bản đạt 54.504 người, bằng 136,47% so với cùng kỳ năm 2016, nâng tổng số thực tập sinh Việt Nam đang thực tập tại Nhật Bản lên hơn 100 nghìn người, vượt Trung Quốc và biến Việt Nam trở thành nước có số lượng thực tập sinh phái cử nhiều nhất trong số 15 nước phái cử thực tập sinh sang Nhật.
Dự kiến năm 2018, tỷ lệ người đi xuất khẩu lao động vẫn sẽ tập trung vào 2 thị trường này. Đặc biệt là thị trường việc làm Nhật Bản. Nhiều chuyên gia nhận định, trong năm 2018, Nhật Bản sẽ là thị trường xuất khẩu lao động số 1 tại Việt Nam. Bởi năm 2018, thị trường việc làm Nhật Bản có nhiều thay đổi tích cực và có lợi cho người lao động khi tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản.
4 thay đổi tích cực trong lĩnh vực phái cử TTS sang Nhật Bản năm 2018
Mức lương cơ bản của lao động làm việc tại Nhật Bản tăng mạnh: Cụ thể, từ ngày 01/01/2018, mức lương cơ bản của người lao động tăng 25 yen/ giờ, như vậy nhìn chung mức lương trung bình theo giờ hiện nay là 848 yên/ giờ. Quyết định này được áp dụng cho tất cả lao động làm việc tại 47 tỉnh Nhật Bản. Ngoài ra, theo chính phủ Nhật Bản, dự tính mỗi năm sẽ tăng 3% mức lương tối thiểu để nhanh chóng đạt mức lương trung bình trên toàn quốc là 1.000 yên/ giờ.
Chi phí đi xuất khẩu lao động Nhật Bản: Theo quy định, tất cả các công ty phái cử TTS đều không được thu tiền thế chân, chống trốn của người lao động. Vì vậy, từ năm 2018, bạn trẻ hoàn toàn có thể tham gia chương trình với mức phí tốt nhất, giảm thiểu chi phí phát sinh.
Gia hạn thêm thời gian làm việc tại Nhật tối đa lên 5 năm: Từ 1/11/2017, phía Nhật đã chính thức công bố tăng thời gian làm việc từ 3 năm lên 5 năm cho một số ngành nghề và áp dụng rộng rãi trên toàn đất nước. Tuy nhiên, việc gia hạn thêm 2 năm này đòi hỏi người lao động tại Nhật phải đáp ứng yêu cầu về tay nghề và được phía công ty tiếp nhận đồng ý gia hạn hợp đồng.
Xuất khẩu lao động Nhật Bản 2018, đa dạng ngành nghề: Hiện tại, phần lớn lao động đi xuất khẩu lao động Nhật Bản thuộc các ngành nghề lao động phổ thông như cơ khí, điện tử, chế biến thực phẩm, may mặc, nông nghiệp, xây dựng,…Sang năm 2018, Nhật Bản mở rộng thêm nhiều ngành nghề đòi hỏi có trình độ chuyên môn kỹ thuật như công nghệ thông tin, cơ khí, điều dưỡng – hộ lý,…
Xuất khẩu lao động Nhật Bản: lo ngại vấn đề bỏ trốn, trộm cắp
Trước tình trạng TTS Việt Nam tại Nhật bỏ trốn, Chính phủ Nhật Bản từng tuyên bố, nếu tỉ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn quá 5% thì Nhật sẽ ngừng tiếp nhận nguồn lao động Việt Nam. Đây sẽ là một thiệt hại lớn cho người lao động/ bạn trẻ Việt trên bình diện rộng.
Hiện tình trạng lao động bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp tại Nhật đã tăng đến 3%, một con số đáng báo động. Chưa kể đến việc TTS Việt Nam trộm cắp, gây rối loạn an ninh trật tự tại Nhật, điểm số của lao động Việt hiện đang dần giảm đi hơn nữa trong mắt người Nhật.
Tỷ lệ lao động bỏ trốn tại Nhật Bản khoảng 3%
Để tăng cường quản lý lao động làm việc ở nước ngoài, ngày 6/11/2017, Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ LĐTB&XH đã thu hồi giấy phép hoạt động của 46 doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Lý do vi phạm quy định trong Luật lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Đồng thời siết chặt hơn trong công tác quản lý và cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp tuyển chọn và đào tạo lao động đi xuất khẩu lao động.
Ngoài ra, tất cả các công ty đều cần nâng cao chất lượng đào tạo để gia tăng ý thức kỉ luật, tinh thần trách nhiệm cũng như năng lực Nhật ngữ, tay nghề để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường Nhật. Đồng thời, hạn chế tối đa tình trạng trốn, trộm cắp, gây mất trật tự an ninh tại Nhật cũng như cải thiện hình ảnh người Việt tại Nhật nói riêng và trên thế giới nói chung.
Người lao động cần cảnh giác khi đi xuất khẩu lao động
Hiện có rất nhiều đối tượng cò mồi, môi giới XKLĐ hoạt động bất hợp pháp, chiêu dụ người lao động với viễn cảnh thu nhập cao, chi phí thấp để dẫn dụ người lao động dẫn đến cảnh tiền mất, tật mang. Ánh Thái Dương khuyến cáo người lao động nên đến trực tiếp trụ sở công ty tại số 2893 Quốc lộ 1A, phường Tân Thới Nhất, Q.12 để đăng ký tham gia chương trình. Hoặc liên hệ số hotline: 028.35920016 – 028.35920019 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Trong bất kỳ trường hợp nào, người lao động/ bạn trẻ cần sáng suốt lựa chọn các đơn vị công ty phái cử TTS uy tín, được Bộ LĐTB&XH cấp giấy phép hoạt động.